Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Thai kỳ là giai đoạn cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và các thay đổi trong cơ thể mẹ. Vì thế, bổ sung thức ăn là điều cần thiết. Vậy nên thức ăn cần bổ sung khi mang thai là gì thì chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sắt
Sắt là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với bà bầu. Sắt là thành phần chính của hemoglobin. Một protein trong hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể mẹ và thai nhi. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên khoảng 50%. Vì vậy nhu cầu sắt cũng tăng cao để đảm bảo đủ oxy cung cấp cho cả mẹ và bé.
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu ở bà bầu. Dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, và giảm khả năng tập trung. Thiếu máu nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân, hoặc suy dinh dưỡng ở thai nhi.
Sắt giúp hình thành hồng cầu và các mô của thai nhi. Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển nhanh chóng của bé. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.
Các thức ăn cần bổ sung khi mang thai có nhiều sắt: Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, gan, tiết…các loại rau có nhiều sắt như rau dền, rau bina, các loại rau màu xanh…
Lưu ý khi bổ sung sắt
Không tự ý bổ sung sắt quá liều vì có thể gây ngộ độc sắt, dẫn đến các vấn đề như buồn nôn, đau bụng, hoặc tổn thương gan. Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách bổ sung.
Canxi
Canxi giúp hình thành hệ xương và răng chắc khỏe cho em bé. Nếu mẹ không bổ sung đủ, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương mẹ để cung cấp cho thai nhi.
Khi mang thai, mẹ bầu cần một lượng canxi lớn hơn để tránh tình trạng mất xương, loãng xương sau sinh. Canxi giúp ổn định nhịp tim, hỗ trợ co cơ và đảm bảo hệ thần kinh hoạt động bình thường cho bé.
Bổ sung đủ canxi giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật.
Nhu cầu bổ sung canxi sẽ tăng theo từng giai đoạn trong thai kỳ. Từ 800mg- 1000mg mỗi ngày đặc biệt tăng trong giai đoạn cuối thai kỳ khoảng 1500mg trên ngày trong 3 tháng cuối và thời kỳ cho con bú.
Thực phẩm chứa nhiều canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, tôm, cua, cá…
Acid Folic
Bổ sung Acid Folic trong thai kỳ là hết sức cần thiết. Acid folic giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Giảm nguy cơ dị tật như nứt đốt sống, vô sọ. Giúp cơ thể mẹ sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ.
Bổ sung đủ acid folic giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ sinh non. Folate giúp hình thành não bộ, tăng khả năng nhận thức của trẻ sau sinh.
Nguồn cung cấp acid folic: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… hoặc sử dụng viên uống có chứa acid folic
Kẽm
Kẽm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ. Việc bổ sung đủ kẽm không chỉ giúp duy trì sức khỏe của mẹ bầu mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Giúp thai nhi phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Kẽm cũng cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh, xương, và các cơ quan của thai nhi.
Kẽm giúp duy trì chức năng của hệ miễn dịch. Bảo vệ mẹ bầu khỏi các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm trong thai kỳ. Tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, carbohydrate, và chất béo. Giúp cơ thể mẹ hấp thụ và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Kẽm giúp duy trì làn da khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương, giảm các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn. Thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân, hoặc suy dinh dưỡng bào thai.
Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, hải sản… Nhu cầu kẽm cho mẹ bầu là 12mg/ ngày.
Iod
Iod là vi chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vì nó giúp phát triển não bộ, hệ thần kinh và duy trì chức năng tuyến giáp cho cả mẹ và bé. Thiếu iod trong thai kỳ có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Bao gồm suy giáp, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ và tăng nguy cơ sảy thai.
Iod giúp hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh trung ương. Ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số IQ của trẻ sau này. Là thành phần chính để sản xuất hormone tuyến giáp. Giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của mẹ bầu. Thiếu i-ốt có thể làm rối loạn hormone, gây sảy thai hoặc sinh non.
Nguồn cung cấp iod từ cá biển, sò, rong biển…. Phụ nữ mang thai nên sử dụng muối có hàm lượng iod cao.
ST
Website: bosvietnam.com – thietbiytecx.com