0905 960 197

Vi khuẩn HP và những điều cần biết

Ngày đăng 13-11-2019

1. Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.

Helicobacter pylori (HP) là một trực khuẩn Gram âm, hình cong hoặc hình chữ S, đường kính từ 0,3- 1µm, dài 1,5-5 µm với 4-6 lông mảnh ở mỗi đầu, chính nhờ các lông này cùng với hình thể của mình mà HP có thể chuyển động trong môi trường nhớt.

HP thường cư trú ở trong lớp nhầy tập trung chủ yếu ở hang vị sau đó là thân vị và có thể thấy HP ở những vùng có dị sản dạ dày ở tá tràng. Không thấy HP trên bề mặt niêm mạc ruột và vùng dị sản ruột ở dạ dày.

Để có thể tồn tại trong môi trường acid của dịch vị dạ dày, vi khuẩn HP tiết ra một lượng lớn enzyme Urease, lớn hơn nhiều so với bất kỳ loại khác, nhằm trung hòa độ acid trong dạ dày. Vì thế ở dạ dày sự hiện diện của urease gần như đồng nghĩa với sự có mặt của HP. HP tăng trưởng tốt ở nhiệt độ 30-40 độ và chịu được môi trường pH từ 5- 8,5.

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm HP thường lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không. Thực tế, HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư

2. Triệu chứng nhiễm khuẩn HP:

Bệnh nhân khi bị nhiễm vi khuẩn HP vẫn có thể sống khỏe mạnh và thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, bệnh có thể gây ra các triệu chứng của viêm loét dạ dày, bao gồm: Đau bụng sau khi ăn, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, ợ nóng thường xuyên, đầy hơi, hôi miệng, giảm cân không chủ ý.

vi-khuan-hp-la-gi

Trường hợp nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng rõ rệt như cơn đau bụng dữ dội và dai dẳng, khó nuốt, phân lẫn máu hoặc có màu đen, nôn ra máu hoặc dung dịch nôn có màu đen hay trông như bã cà phê.

Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trên, nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn HP, cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán  và điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm do HP gây ra.

3. Vi khuẩn HP dạ dày có lây không?

Vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người mang vi khuẩn sang người lành. Thông thường chúng lây qua 3 con đường như sau:

  • Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.

4. Các phương pháp xét nghiệm HP:

Thực hiện xét nghiệm nhằm mục đích xác định xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày và tá tràng hay không. Vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày nhưng không phải tất cả những người nhiễm vi khuẩn này đều bị bệnh. Chính vì vậy việc xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính là rất cần thiết. Có 4 xét nghiệm khác nhau được tiến hành để phát hiện bệnh:

  • Xét nghiệm máu: Máu của bệnh nhân được lấy làm bệnh phẩm. Kiểm tra xem liệu cơ thể có kháng thể chống trả lại vi khuẩn HP hay không. Nếu kết quả có kháng thể với vi khuẩn HP trong máu có nghĩa là bạn bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Xét nghiệm hơi thở: Dạ dày có vai trò quan trọng với quá trình tiêu hóa thức ăn, bình thường trong dạ dày là môi trường axit khá mạnh, bên cạnh đó dạ dày là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút… xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Nhờ có môi trường axit mà khi virus xâm nhập vào dạ dày không tồn tại được lâu.

5. Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

  • Điều trị diệt HP trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP.

Phương pháp điều trị HP được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Việc dùng các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (vị kim loại) , lưỡi đen và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse).