0905 960 197

Suy giảm chức năng thận trong suy tim cấp

Ngày đăng 29-04-2020

Suy giảm chức năng thận trong suy tim cấp

Bệnh thận được gọi là ‘căn bệnh thầm lặng’ vì thường không có dấu hiệu cảnh báo nào. Thông thường, mọi người mất tới 90% chức năng thận của mình trước khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Sự suy giảm chức năng thận đột ngột được gọi là Suy Thận Cấp Tính. Việc này thường diễn ra nhanh chóng và chỉ điều trị trong một thời gian ngắn. Trường hợp thường gặp hơn là chức năng thận giảm dần qua nhiều năm và được gọi là Bệnh Thận Mãn Tính.

Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và/hoặc bệnh về tim mạch trong đó có suy tim cấp có nguy cơ ngày càng cao đối với bệnh thận mãn tính. Phát hiện và kiểm soát bệnh sớm là rất quan trọng để làm chậm bất kỳ sự tổn thương nào đến thận, và có hi vọng tránh việc cần phải cấy ghép thận hoặc thẩm tách. Việc điều trị cũng sẽ giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Bệnh thận mạn được định nghĩa như thế nào?

Năm 2002 Tổ chức Thận Quốc gia của Hoa Kỳ (National Kidney Foundation) đưa ra hướng dẫn thực hành về đánh giá, phân loại và phân tầng nguy cơ bệnh thận mạn. Theo hướng dẫn này, bệnh thận mạn được định nghĩa là :

(1) tổn thương thận từ ³ 3 tháng, có hoặc không kèm giảm độ lọc cầu thận, hoặc

(2) độ lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73 m2 từ ³ 3 tháng, có hoặc không kèm tổn thương thận.

Tổn thương thận được xác định bởi sinh thiết thận hoặc những chỉ điểm như đạm niệu, bất thường của cặn lắng nước tiểu hoặc bất thường trên các khảo sát hình ảnh học. Dựa vào định nghĩa này, Tổ chức Thận Quốc gia ước tính có khoảng 10,9% dân số Hoa Kỳ có bệnh thận mạn ở những giai đoạn khác nhau từ 1 đến 5 (giai đoạn 5 được gọi là suy thận, tương ứng với độ lọc cầu thận < 15 ml/phút/1,73 m2 hoặc bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo định kỳ)

Nghiên cứu về mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh thận mạn với bệnh tim mạch

Mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh thận mạn với bệnh tim mạch đã được nhận diện bởi nhiều nghiên cứu dịch tễ lớn, đáng kể nhất là nghiên cứu của Keith và cộng sự dựa vào số liệu của tổ chức bảo hiểm Kaiser Permanente 2.

Nghiên cứu trên 27.998 người bệnh thận mạn này cho thấy rất nhiều người bệnh thận mạn chết vì bệnh mạch vành hoặc suy tim trước khi được điều trị thay thế thận (thận nhân tạo, ghép thận), điển hình là sau 5 năm tỉ lệ điều trị thay thế thận ở những người bệnh thận mạn giai đoạn 2,3 và 4 là 1,1%, 1,3% và 19,9%, nhưng tỉ lệ chết do bệnh tim mạch tương ứng lên đến 19,5%, 24,3% và 45,7%.

Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc trường đại học California cũng dựa vào số liệu của Kaiser Permanente để khảo sát mối tương quan giữa độ lọc cầu thận với nguy cơ chết và biến cố tim mạch nặng 3. Kết quả khảo sát cho thấy độ lọc cầu thận càng thấp thì nguy cơ chết lẫn nguy cơ bị các biến cố tim mạch nặng đều tăng có ý nghĩa

Tham khảo thêm: Máy điện tim Fukuda, Máy tán sỏi