Nứt kẽ hậu môn là gì?
Bệnh nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện vết cắt hoặc vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn. Vết nứt có thể gây đau dữ dội, co thắt cơ vòng hậu môn. Hậu quả gây ra chảy máu đỏ tươi trong, sau khi đi tiêu. Vết rách cấp tính sẽ xuất hiện theo chiều dọc, có hình oval ở giai đoạn mạn tính tại lớp biểu mô vảy của trực tràng – hậu môn.
Theo thời gian, vết rách phát triển sâu và dài hơn. Có thể nhìn thấy các mô cơ bên dưới. Vết nứt chỉ xuất hiện khi người bệnh bị táo bón, đi cầu ra phân cứng, phân to,…
Bệnh nứt kẽ hậu môn được phân thành 2 loại chính là: Nứt kẽ hậu môn cấp và mạn tính
Nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn đến từ các bệnh lý gây áp lực lên thành hậu môn. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lí, khoa học. Hoặc một số bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh tình dục cũng là nguy cơ gây nên các vết nứt hậu môn.
Bên cạnh đó, còn có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Đi tiêu phân lớn, cứng, bị táo bón mạn tính, phải rặn nhiều khi đi tiêu.
- Bệnh tiêu chảy mạn tính.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh.
- Viêm nhiễm hậu môn – trực tràng.
Những ai có nguy cơ bị nứt hậu môn?
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh, tuy nhiên dưới đây là những trường hợp dễ bị nứt hậu môn:
- Đi tiêu ra khuôn phân lớn và rắn là những nguyên nhân phổ biến nhất của nứt hậu môn.
- Những người thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy.
- Bệnh nứt hậu môn có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi. Phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi.
- Những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm ruột mạn tính.
- Bệnh nhân đã từng thực hiện phẫu thuật vùng hậu môn như cắt búi trĩ, thắt trĩ bằng vòng cao su,…
Các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn
- Đau rát khi đi tiêu và có thể kéo dài đến vài giờ.
- Ngứa hoặc rát xung quanh vùng hậu môn.
- Xuất hiện máu đỏ tươi trong phân hoặc giấy vệ sinh sau khi đi ngoài.
- Vết nứt có thế nhìn thấy ở da xung quanh hậu môn.
- Xuất hiện một khối u nhỏ gần vết nứt.
Phương pháp chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn
Đối với phần lớn các trường hợp nứt kẽ hậu môn, bác sĩ chỉ cần quan sát và thăm khám bằng tay để chẩn đoán bệnh, mức độ nguy hiểm và tìm ra phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn.
Biến chứng của bệnh nứt hậu môn
Các biến chứng có thể bao gồm:
- Nứt hậu môn mạn tính: nếu người bệnh không điều trị nứt hậu môn cấp tính triệt để và thay đổi chế độ ăn uống khoa học, hợp lí. Thì các triệu chứng cấp tính có thể tiến triển thành bệnh lý mạn tính.
- Nứt hậu môn tái phát: những bệnh nhân đã từng xuất hiện nứt hậu môn cấp tính hoặc mạn tính đều có nguy cơ tái phát bệnh.
- Vết nứt lan vào cơ vòng hậu môn: nứt hậu môn có thể ăn sâu vào cơ vòng hậu môn. Khiến các vết nứt khó lành hơn và dễ bị xơ hóa. Phương pháp điều trị có thể dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật để loại bỏ vết nứt.
- Gây ra các bệnh lý ở hậu môn, trực tràng: như áp xe hậu môn, rò hậu môn, viêm nhiễm hậu môn,…
Người bị bệnh nứt kẽ hậu môn nên ăn gì?
Nứt kẽ hậu môn có thể tự lành sau vài tuần. Tuy nhiên nếu người bệnh không giữ một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ khiến bệnh tái lại nhiều lần. Theo thời gian có thể biến chứng thành bệnh mạn tính khó điều trị hơn.
Vì vậy, người đã từng mắc bệnh nên ăn những thực phẩm sau:
- Bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống: chất xơ giúp phân mềm và cải thiện quá trình chữa lành vết nứt. Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống nước đầy đủ.
- Tránh căng thẳng và rặn nhiều khi đi tiêu: áp lực sẽ khiến cơ vòng hậu môn căng ra, hạn chế lưu lượng máu khiến vết thương đang lành mở ra hoặc tạo thêm các vết rách mới.
- Nếu trẻ sơ sinh bị nứt hậu môn cần thay tã thường xuyên, vệ sinh nhẹ nhàng và luôn giữ khu vực này khô ráo, thoáng mát.
****ST****
Hotline: 0905 960 197 – 0931 121 319
Website: bosvietnam.com – thietbiytecx.com