0905 960 197

Nguyên nhân gây triệu chứng ợ trớ là gì? Phương tiện chẩn đoán và phương pháp điều trị.

Ngày đăng 27-09-2022

Ở người lớn. Nguyên nhân gây ợ trớ là do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) hoặc do một số bệnh lý tiêu hóa hiếm gặp như rối loạn nhai lại. Ở trẻ sơ sinh, bị ợ trớ là bình thường trong năm đầu đời.

Triệu chứng ợ trớ ở người lớn là bệnh gì?

Một số bệnh lý có triệu chứng điển hình là ợ trớ bao gồm:

Trào ngược axit

Trào ngược axit là tình trạng đặc trưng bởi trào ngược, ợ chua và hơi thở có mùi. Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược các chất trong dạ dày như thức ăn chưa tiêu hóa, dịch mật trào ngược, bao gồm:

  • Ăn nhiều bữa và nhiều thức ăn hơn bình thường.
  • Sử dụng một số loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày: rượu bia, cà phê, tỏi, thức ăn cay, thức ăn chiên, ráng,…
  • Nằm ngay sau khi ăn.

hình ảnh minh họa triệu chứng ợ trớ ở người lớn

Trào ngược dạ dày – thực quản

Khi trào ngược axit trở nên mạn tính, xảy ra nhiều lần mỗi tuần sẽ được chẩn đoán là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. 

Hội chứng nhai lại

Rối loạn nhai lại là hội chứng gây ra tình trạng ợ thức ăn lên miệng trở lại, sau đó nhai lại. Nguyên nhân gây ra hội chứng nhai lại vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên nhiều khả năng bệnh có liên quan đến tình trạng tăng áp lực ổ bụng. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân rối loạn lo âu, trầm cảm,….

Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Nôn trớ hoặc ợ trớ sau khi ăn xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng nôn trớ được gọi là nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh.

non-tro-o-tre-so-sinh

  • Nôn trớ sinh lý xảy ra thường xuyên, trên hai lần/ngày, kéo dài trên 3 tuần hoặc trong suốt năm đầu tiên của trẻ sơ sinh.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Tỷ lệ này ở trẻ em tăng từ 2 – 6 tháng tuổi có thể do tăng lượng chất lỏng ở mỗi bữa.

 Nguyên nhân gây ợ trớ do cơ hoành và thực quản ở trẻ sơ sinh thẳng, ngắn. Không gập góc ở tâm vị như ở dạ dày trưởng thành nên dễ gây trớ sữa.

Phương tiện chẩn đoán triệu chứng ợ trớ

Để chẩn đoán triệu chứng ợ trớ, bác sĩ sẽ dựa vào các thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, tiền sử bệnh lý, các biểu hiện, triệu chứng mà người bệnh mắc phải.

Các phương tiện phổ biến gồm:

  • Khám lâm sàng: bác sĩ thu thập thông tin bệnh lý, tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây ra triệu chứng.
  • Cận lâm sàng chẩn đoán: thực hiện các xét nghiệm, nội soi tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh,..
  • Xét nghiệm: đo lượng axit trong thực quản.
  • Nội soi ống tiêu hóa: nội soi ống tiêu hóa trên ( thực quản, dạ dày), nội soi viên nang.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang thực quản cản quang, Chụp X-quang thực quản – dạ dày – tá tràng.

noi-soi-ong-tieu-hoa-tren

Phương pháp điều trị triệu chứng ợ trớ

Một số loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng ợ trớ, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit dạ dày giúp trung hòa axit trong dạ dày, có thể giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc ức chế axit dạ dày – thuốc kháng histamin H2, thuốc chẹn H2: pepcid giúp ngăn sản sinh axit trong dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn sản sinh axit dạ dày, để các mô thực quản bị tổn thương có thời gian chữa lành.
  • Thuốc trợ vận động giúp tăng cường làm rỗng dạ dày. Từ đó dạ dày sẽ có ít axit còn sót lại hơn, giảm các triệu chứng: đầy hơi, buồn nôn, nôn trớ.

—–Sưu Tầm—-


Hotline: 0905 960 197 – 0931 121 319

Website: bosvietnam.comcxmedical.com.vn

Xem thêm các sản phẩm khác TẠI ĐÂY