Người đàn ông ở Phú Yên bị chó dại cắn. Trường hợp bị tử vong vì bệnh dại là ông L.X.D, sinh năm 1978 ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa. Khởi phát bệnh ngày 9/3, bệnh nhân có triệu chứng sốt, mệt mỏi.
Cụ thể:
Khoảng đầu tháng 12/2022, bệnh nhân bị chó nuôi tại nhà cắn ở ngón tay (chó không tiêm vắc-xin phòng dại). Sau khi bị chó cắn, bệnh nhân chỉ sát khuẩn bằng thuốc đỏ. Không đến cơ sở y tế để tiêm vắc-xin phòng dại. Đến ngày 9/3, bệnh nhân có triệu chứng sốt, mệt mỏi. Có sử dụng thuốc (không rõ loại) nhưng không thuyên giảm.
Sau đó được người nhà đưa đi khám và nhập viện vào ngày 11/3. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên, bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh dại. Cùng ngày, bệnh nhân được đưa về nhà và có tiếp xúc với nhiều người thân trong gia đình.
Ngày 13/3, bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, lơ mơ không tỉnh táo, yếu tay chân, chảy nước dãi, không ăn uống được và đến sáng 14/3 thì tử vong tại nhà. Ngay sau đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên xác định có 8 người khác tiếp xúc gần với bệnh nhân. Và bị chó nuôi của gia đình ông L.X.D cắn.
Thú y địa phương tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo tại xã Hòa Đồng. Nhắc nhở các hộ nuôi quản lý, không thả rông chó mèo ra ngoài đường.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên. Năm 2022, toàn tỉnh có hơn 21.290 hộ nuôi chó, mèo với tổng đàn là trên 29.990 con. Số lượng chó, mèo được tiêm vắc-xin phòng dại là 18.141 con, đạt 60%. Số người bị chó, mèo cắn phải tiêm vắc-xin phòng dại là 7.944 người.
ThS.BS Bùi Thị Thúy, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẽ:
Bs cho rằng, thời gian ủ bệnh ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào hệ miễn dịch từng người. Thời gian ủ bệnh dại trung bình 20-60 ngày nhưng có thể kéo dài nhiều năm sau. Thời kỳ ủ bệnh ngắn khi vết thương ở vùng đầu mặt hoặc lây bệnh qua ghép giác mạc.
Vừa qua, nữ bệnh nhân 23 tuổi, ở Lào Cai được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán theo dõi viêm não từ tuyến dưới. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân giống với người nhiễm virus gây bệnh dại. Ví dụ như ớn lạnh, sợ nước, sợ gió, ánh sáng…
Các bác sĩ đã lấy hai mẫu dịch não tủy và dịch tị hầu gửi đi làm xét nghiệm PCR. Kết quả khẳng định nữ bệnh nhân này dương tính với virus gây bệnh dại. Tại bệnh viện, nữ bệnh nhân đã 2 lần ngừng tim. Sau đó, gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà để lo hậu sự.
Theo BS. Thúy, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Virus gây dại còn có thể lây qua các vết thương hở, hoặc bị chó mèo cào, cắn, liếm… Bệnh dại đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, một khi lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong 100%. Do đó, những trường hợp bị chó mèo cắn, tiếp xúc với chó mèo qua vết thương hở trên da thì cần tiêm phòng dại sớm nhất có thể.
Với những gia đình nuôi chó mèo cũng cần tiêm phòng dại cho vật nuôi thường xuyên. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo…
Nguồn: Trúc Chi
Hotline: 0905.960.197 – 0931.121.319
Website: bosvietnam.com – thietbiytecx.com