0905 960 197

Máy monitor sản khoa dùng để làm gì? Kỹ thuật thực hiện

Ngày đăng 02-03-2021

1 . Máy Monitoring sản khoa dùng để làm gì?

Sự điều hòa của nhịp tim thai là kết quả của nhiều yếu tố tương tác với nhau, bao gồm các yếu tố từ mẹ (như cơn gò tử cung khi chuyển dạ) và các yếu tố từ bản thân thai nhi (như tuổi thai, tư thế, cử động của bé trong buồng tử cung).

may-monitor-san-khoa-bos-viet-nam
Máy monitor sản khoa BT-300

Bằng cách sử dụng một đầu dò đặt trên thành bụng mẹ, điện cực sẽ ghi nhận tần số và biên độ của tim thai. Kết quả được ghi nhận liên tục; vẽ trên giấy một đường biểu diễn kéo dài trong suốt quá trình đặt máy. Đây được gọi là monitor theo dõi nhịp tim thai. Đường biểu diễn thu được gọi là Cardiotocography (CTG), được áp dụng đầu tiên vào những năm 1960. Trước đây, người ta chỉ áp dụng biện pháp này cho các trường hợp thai nghén nguy cơ cao nhưng ngày nay; hầu hết các sản phụ đều được theo dõi chuyển dạ bằng CTG. Ý nghĩa chính của monitoring sản khoa là theo dõi liên thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời bảo đảm sự sống cho trẻ sơ sinh.

2.  Mục đích

Sử dụng máy monitor sản khoa để đánh giá sức khỏe thai nhi. Phát hiện tình trạng suy thai sớm. Phát hiện sớm các bất thường về cơn co tử cung →Giúp thầy thuốc có hướng xử trí kịp thời, đúng đắn, bảo đảm an toàn cho mẹ và con.    

3. Kỹ thuật thực hiện Monitor theo dõi tim thai – cơn co tử cung

Sau khi được giải thích rõ ràng cách thức và ý nghĩa của việc theo dõi tim thai – cơn co tử cung bằng monitor; sản phụ sẽ được đưa vào phòng yên tĩnh; kín đáo và được chuẩn bị trang phục phù hợp. Thai phụ được nằm nghỉ với tư thế nửa nằm nửa ngồi, có thể hơi nghiêng trái. Nữ hộ sinh sẽ đo huyết áp cho thai phụ và bắt đầu gắn máy.

Đầu dò của monitor được đặt ở vị trí cảm nhận nhịp tim của thai nhi rõ nhất trên thành bụng; đặt ít gel để dẫn truyền tốt; giữ cố định bằng các sợi dây thun nịt đàn hồi quanh bụng. Đồng thời, thai phụ cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng một thiết bị theo dõi thai máy bằng cách bấm nút khi cảm giác thấy bé có cử động (tùy loại monitor). Tín hiệu này sẽ được ghi nhận trên giấy cùng lúc với biểu đồ tim thai.

Như vậy, trong thời gian này, thai phụ sẽ cảm nhận được rõ từng nhịp tim của bé yêu được khuếch đại âm thanh qua đầu dò monitor. Quá trình này thông thường diễn ra trong 20 – 30 phút; có thể kéo dài hơn nếu bác sĩ nghi ngờ bất thường, cần theo dõi thêm.

4. Các kết quả của monitor theo dõi tim thai

Monitor ghi nhận sự biến thiên của các giá trị như sau:

dịch chuyển đường tim thai cơ bản trong monitor sản khoa

4.1. Nhịp tim thai cơ bản

Khi sử dụng máy monitor sản khoa nhịp tim thai cơ bản là số lần trung bình tim của bé đập trong một phút khi không có cơn gò tử cung hoặc cử động thai.

Nhịp tim thai bình thường là từ 120 đến 160 lần trong một phút. Nếu trên 160 lần sẽ gọi là nhịp nhanh và dưới 120 lần sẽ gọi là nhịp chậm. Nhịp nhanh trầm trọng hoặc nhịp chậm trầm trọng là khi nhịp tim thai trên 180 lần hoặc dưới 100 lần trong một phút.

4.2. Những dao động nội tại

Khi có sự tác động từ bên ngoài (như cơn gò, cử động của thai), trung tâm điều khiển nhịp tim sẽ kích thích tăng tần số; nhằm cung cấp lượng máu nhiều hơn cũng như để chịu đựng tình trạng thiếu oxy tương đối; nhất là trong quá trình chuyển dạ. Sự biến đổi nhịp tim thai quanh nhịp tim cơ bản gọi là những dao động nội tại.

Dao động nội tại được xem là bình thường nếu như tim thai của bé tăng được hơn 10 nhịp trong một phút so với nhịp tim thai cơ bản.

4.3. Cử động thai

Các cử động thai được ghi nhận bằng cảm nhận của mẹ. Trong thời gian theo dõi là 20 phút, bé yêu của bạn được đánh giá là bình thường nếu có từ trên 2 lần cử động.

Trong trường hợp 10 phút đầu chưa thấy thai máy; các mẹ bầu được khuyên cần “đánh thức” bé dậy bằng cách vỗ nhẹ; rung lắc bụng hoặc nói chuyện với bé, cho bé nghe nhạc… Bởi vì chỉ khi có cử động thai, các bác sĩ mới đánh giá được những dao động nội tại có bình thường hay không.

5. Hướng xử trí: khi có đường biểu diễn tim thai bất thường

Nếu các thông số trên nằm trong giới hạn bình thường; các bác sĩ sẽ kết luận sức khỏe của thai vẫn có thể ổn trong một thời gian (thường là một tuần lễ). Chính vì thế, vào tháng cuối, các thai phụ nên đi khám tại cơ sở chuyên khoa phụ sản mỗi tuần để đánh giá tình trạng của thai nhi.

Nếu kết quả không đáp ứng tốt, đây có thể là dấu hiệu báo động thai có thể bị suy à góp phần giúp bác sĩ nhận định tiếp tục thai kì hay nên chấm dứt thai kì là có lợi hơn.

Theo dõi tim thai – cơn co tử cung bằng monitor Sản khoa mang lại kết quả khá tin cậy, đặc biệt là khi theo dõi trong giai đoạn cuối đặc biệt những thai kì nguy cơ cao. Vì vậy, các thai phụ sẽ yên tâm khi thai nhi được theo dõi tìm tim thai bằng monitor; tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Tổng hợp

Tham khảo: Monitor sản khoa BT-300