Bệnh loét dạ dày là gì?
Bệnh loét dạ dày còn gọi là các vết loét phát triển trong dạ dày và đoạn đầu của tá tràng. Các tổn thương này do axit ăn mòn hoặc do vi khuẩn Hp phát triển ở lớp niêm mạc (lớp trong cùng của dạ dày – tá tràng). Các tổn thương này ăn sâu qua niêm mạc từ đó để lộ lớp cơ niêm (lớp dưới thành dạ dày – tá tràng) và hình thành vết loét.

Phân loại loét dạ dày
Loét dạ dày – tá tràng được chia ra thành 4 loại chính, cụ thể:
- Loét thực quản – tâm vị: xảy ra ở thực quản do lỗ tâm vị mất khả năng đóng kín và thường là biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
- Loét dạ dày cấp tính: xảy ra trong phần thân của dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori gây ra hoặc các loại axit, enzym phá hủy lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày gây nên các vết loét.
- Loét dạ dày mãn tính: cũng như giai đoạn cấp tính nhưng bệnh có các biến chứng nặng hơn, kéo dài, xảy ra liên tục và khó điều trị hơn.
- Loét tá tràng: xảy ra tại phần trên tá tràng giữa môn vị và tá tràng. Nguyên nhân do hang môn vị bị mở gây trào dịch dạ dày hình thành các vết loét.

Nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng
Nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng phổ biến là do nhiễm vi khuẩn Hp hoặc do sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Hút thuốc lá, tình trạng tâm lý căng thẳng, chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn.
Triệu chứng bệnh loét dạ dày – tá tràng
- Đau bụng vùng thượng vị hoặc trên rốn kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Các cơn đau có thể xuất hiện trong khi ngủ hoặc khi vừa thức giấc.
- Đau bụng xảy ra nhịn ăn và hết đau sau khi ăn hoặc sử dụng thuốc ức chế axit.
- Khó chịu vùng bụng, cảm thấy nóng rát vùng thượng vị.
- Cảm giác đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, ợ nóng.
- Buồn nôn, nôn ói sau khi ăn, có thể nôn ra máu.
- Xuất huyết dạ dày khiến phân có màu đen hoặc có máu lẫn trong phân.
- Rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy.
- Cảm thấy khó thở, mệt mỏi, chán ăn.
- Sụt cân không chủ đích.
- Đau vùng bụng lan ra sau lưng hoặc từ rốn đến giữa ngực.
- Tức ngực.
Chẩn đoán bệnh loét dạ dày – tá tràng
Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh loét dạ dày – tá tràng như khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Ngoài ra, phương pháp nội soi tiêu hóa và phương pháp thông dụng và có độ chính xác cao.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi có hoặc không có sinh thiết.
- Nội soi dạ dày giúp bác sĩ quan sát được vị trí, tình trạng và số lượng các vết loét bên trong thành thực quản, dạ dày và tá tràng. Dây soi có gắn camera độ phóng đại trên 500 lần, soi đến cấp độ tế bào kết hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để chẩn đoán được chính xác.
- Sinh thiết tế bào để xác định các vết viêm loét hoặc chẩn đoán ung thư dạ dày – tá tràng.
Phương pháp điều trị loét dạ dày – tá tràng
Tùy theo nguyên nhân, mức độ loét dạ dày – tá tràng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là người bệnh cần đi thăm khám sớm ngay khi có các dấu hiệu bất thường. Các phương pháp chữa loét dạ dày – tá tràng có thể bao gồm:
- Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp
- Thuốc ngăn sản sinh axit dạ dày
- Phẫu thuật
- Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Hotline: 0905 960 197
Website: bosvietnam.com
Nguồn: doctorcherk.vn