Hướng dẫn bảo dưỡng Monitor theo dõi bệnh nhân
Đối với các phòng khám, bệnh viện thì việc bảo dưỡng bảo trì máy móc rất quan trọng. Nếu lơ là có thể khiến máy móc nhanh xuống cấp, dễ hư hỏng. Monitor theo dõi bệnh nhân là thiết bị chuyên dụng dùng trong phòng hồi sức cấp cứu; dùng để theo dõi các chỉ số sống của bệnh nhân bao gồm: SpO2 (Đo độ bão hòa oxy trong máu); NiBP; IBP (huyết áp không xâm lấn và xâm lấn); EtCo2; Nhiệt độ; Nhịp thở; nhịp tim;….
Việc bảo dưỡng monitor không khó khăn nếu chúng ta thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn dưới đây:
Các vấn đề monitor dễ gặp phải:
Do đặc điểm khí hậu của Việt Nam là nóng ấm; chính vì vậy các thiết bị y tế nói chung và monitor theo dõi bệnh nhân nói riêng rất thường gặp các vấn đề như:
- Hỏng hóc do nội tại của máy sau một thời gian sử dụng sẽ gây ra các lỗi về phần cứng. (như hỏng linh kiện bảng mạch nguồn, công suất, mạch khuếch đại,…) hoặc lỗi phần mềm (Các IC chương trình vi điều khiển, RAM, ROM, và một số phần mềm ứng dụng bị lỗi trong quá trình sử dụng)…
- Hỏng hóc do không có đủ điều kiện cần thiết về môi trường, về khí hậu, điện áp như: thiếu máy điều hòa nhiệt độ, máy ổn áp, máy hút ẩm, v.v
Chính vì vậy mà mỗi phòng khám, bệnh viện nên có các phòng thiết bị với đội ngũ kỹ sư am hiểu về các thiết bị y tế; để có thể sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị y tế định kỳ.
Để bảo dưỡng monitor theo dõi bệnh nhân; cần tiến hành định kỳ 3-6 tháng/lần để đảm bảo monitor hoạt động ổn định; các chỉ số đo được chính xác cũng như kéo dài tuổi thọ của máy.
Hướng dẫn chi tiết bảo dưỡng monitor theo dõi bệnh nhân theo quy trình như sau:
- Vệ sinh bề ngoài của máy chính và các đầu đo IBP, NiBP, SpO2, EtCo2, nhiệt độ, ECG
- Kiểm tra, vệ sinh các đường dây dẫn IBP, NiBP, SpO2, EtCo2, nhiệt độ, ECG
- Kiểm tra các cáp kết nối của IBP, NiBP, SpO2, EtCo2, nhiệt độ, ECG,…; xem có bị đứt, oxy hóa hoặc dò khí hay kết nói kém hay không. Nếu có phải nối lại hoặc thay dây mới cho đảm bảo tín hiệu đo được chính xác.
- Tháo lắp ,vệ sinh trong máy : Máy in – Khối nguồn – Khối hiển thị CRTC – Khối SpO2 – NiBP – ECG – tc – Bàn phím …
- Kiểm tra ,hiểu chỉnh các nguồn +5V ,tương tự +8V , màn hình và NiBP +12V , in nhiệt +24V ,quá nhiệt ,quá áp…
- Kiểm tra ,hiệu chỉnh khối CPU : ROM – RAM –BUS – SOUND – cài đặt ALARM….
- Kiểm tra ,hiệu chỉnh khối CRTC : Hiển thị 1 – Hiển thị 2- Quét lái ngang dọc – Focus – Nguồn …
- Kiểm tra ,hiệu chỉnh khối DPU :A/D – D/A – NiBP (NiBP check – Hiệu chuẩn 1 – Hiểu chuẩn 2 – Hiệu chuẩn thời gian ,áp lực của bơm ,xả …).
- Kiểm tra hiệu chỉnh máy in :Mạch ngoại vi và truyền dẫn – Dạng sóng mạch in – ROM máy in – Điều chỉnh đầu in nhiệt – Cân chỉnh điểm in .
- Kiểm tra, hiệu chuẩn lại các thông số: CPU, Printer, NIBP, CO2, Nhiệt độ, ECG
- Chạy thử trên bệnh nhân và bàn giao máy.
Trên đây là quy trình hướng dẫn bảo dưỡng monitor theo dõi bệnh nhân để bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên; sẽ giúp bạn bảo dưỡng máy đúng cách và giúp máy hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ.
Quý bác sĩ có thể tham khảo: Monitor BPM 770, Monitor BPM 1200 & BPM 1100, Monitor sản khoa BT300
THIẾT BỊ Y TẾ BOS VIỆT NAM