0905 960 197

Cập nhật kiểm soát bệnh lý tuyến giáp trên thai kỳ theo guideline

Ngày đăng 22-04-2020

Cập nhật kiểm soát bệnh lý tuyến giáp trên thai kỳ theo guideline

Khi mang thai cơ thể của mẹ sẽ sản sinh ra 2 loại hormone chính là βhCG và estrogen. Ở một số trường hợp trong 3 tháng đầu lượng βhCG làm giảm nhẹ hormone TSH dẫn đến cường giáp trên cận lâm sàng. Sau thai kỳ TSH sẽ tăng trở lại. Estrogen làm tăng hormone tuyến giáp trong huyết thanh nhưng FT3, FT4 không tăng nên không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Tuyến giáp cũng có thể thay đổi kích thước khi mang thai thường gặp ở phụ nữ thiếu hụt iod.

Cường giáp nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới các dị tật bẩm sinh, thai nhi chậm phát triển, thai lưu, sinh non… Cường giáp nhẹ thông thường được theo dõi chặt chẽ và chưa cần điều trị gì. Với cường giáp nặng cần dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Có thể lựa chọn thuốc PTU và theo dõi chặt chẽ các chỉ số TSH, và các hormone tuyến giáp khác hàng tháng để tránh gây suy giáp cho người mẹ và đứa trẻ.

Suy giáp có thể dẫn đến tình trạng trẻ suy giáp bẩm sinh

Suy giáp có thể dẫn đến tình trạng trẻ suy giáp bẩm sinh gây ra các bất thường nghiêm trọng về sự phát triển của hệ thống thần kinh trong đó có nhận thức. Điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai dùng hormone tuyến giáp tổng hợp. Thường sẽ phải tăng liều hóc môn lên 25-50% khi mang thai, thỉnh thoảng có trường hợp phải tăng liều gấp đôi. Chức năng tuyến giáp phải được kiểm tra mỗi 6-8 tuần/lần trong cả quá trình mang thai để đảm bảo chức năng tuyến giáp trong giới hạn bình thường.

Đa phần các bệnh lý tuyến giáp để có những tác động tiêu cực từ nhẹ đến rất nghiêm trọng lên sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bởi vậy việc kiểm soát các bệnh lý tuyến giáp giai đoạn thai kỳ sẽ làm giảm thiểu tối đa mức rủi ro do bệnh lý gây ra trên trẻ.

THIẾT BỊ Y TẾ BOS VIỆT NAM

  • Đà Nẵng: 217 Huy Cận, P. Khuê Trung,  Q. Cẩm Lệ
  • Hà Nội: Số 7 Ngõ 30 Lương Định Của, P. Phương Mai, Q. Đống Đa
  • C ần Thơ: 213 Phan Huy Chú, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ