Viêm loét dạ dày, tá tràng là gì?
Viêm dạ dày là thuật ngữ chung chỉ tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Loét dạ dày là tình trạng tổn thương mất chất đến lớp cơ niêm của dạ dày. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn.

Tại sao bị viêm loét dạ dày tá tràng?
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp:
- Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày
- Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- Stress
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng hiếm gặp:
- Tăng tiết acid
- U tiết gastrin
- Tăng số lượng tế bào mast, basophil
- Tăng sản/tăng số lượng tế bào G ở hang vị
- Nhiễm trùng khác: Herpes simplex, CMV
- Thiếu máu nuôi
- Do tia xạ
Viêm loét dạ dày có các triệu chứng và dấu hiệu gì?
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày là cảm giác đau vùng thượng vị.
Đau thượng vị (có thể lệch trái, phải, lan ra sau lưng), cảm giác nóng rát thượng vị. Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, có tính chu kỳ, liên quan đến bữa ăn.
Các triệu chứng kèm theo: đầy bụng, ợ chua, nôn.
Chẩn đoán viêm loét dạ dày
Nội soi tiêu hóa trên là phương pháp hiệu quả trong chẩn đoán và đánh giá mức độ viêm loét dạ dày. Có thể kết hợp với chẩn đoán nguyên nhân: tìm vi khuẩn Helicobacter pylori, sinh thiết bờ ổ loét để phát hiện ung thư giai đoạn sớm.
Các cận lâm sáng khác: siêu âm bụng, chụp X quang bụng đứng không sửa soạn có giá trị trong loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng khác.
Điều trị viêm loét dạ dày như thế nào?
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
- Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không để quá đói hoặc ăn quá no.
- Khi xuất hiện đau: ăn một ít hoặc uống sữa.
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít mỡ, ít chất kích thích gây tăng tiết dịch vị. Tránh các loại thức ăn quá chua, quá cay, nước uống có ga, trà, cà phê đậm đặc.
- Không ăn bữa ăn cuối ngày gần giấc ngủ.
- Bỏ thuốc lá và rượu.
- Không cần nhập viện, trừ những đợt đau kịch phát.
- Tránh các yếu tố gây stress.
Chế độ điều trị thuốc
Điều trị triệu chứng:
- Dùng thuốc tác động vào acid dạ dày: antacid, anti H2 receptor, ức chế bơm proton.
Điều trị lành ổ loét:
- Thuốc kháng tiết: thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạch: prostaglandin I2, H2, Bismuths…
Phòng ngừa viêm loét dạ dày
- Thói quen ăn uống đúng giờ
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá
- Hạn chế các thuốc giảm đau
- Tập thể dục
- Giảm stress
—-ST—-
Hotline: 0905.960.197 – 0931.121.319
Website: bosvietnam.com – thietbiytecx.com