0905 960 197

Xuất huyết não – Chẩn đoán và điều trị

Ngày đăng 08-01-2020

Xuất huyết não – Chẩn đoán và điều trị

PGS.TS Cao Phi Phong

Đột quỵ não bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não. Đây là hai thể bệnh lớn có hướng xử trí khác nhau. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chia sẻ về xuất huyết não.

Xuất huyết não (chảy máu não) là máu từ hệ thống động mạch, tĩnh mạch não chảy vào tổ chức não, ít nhiều đều tạo thành ổ máu tụ trong não gây ra các triệu chứng thần kinh tương ứng.

Theo phân loại bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới lần thứ X năm 1992, chảy máu não mang mã số I61 và được phân loại chi tiết mang tên các khu vực não

Phân loại xuất huyết não

  • Chảy máu trong nhu mô não
  • Chảy máu nhu mô não – tràn não thất
  • Chảy máu não thất nguyên phát
  • Chảy máu dưới màng nhện
  • Chảy máu sau nhồi máu não

Nguyên nhân gây xuất huyết não

Nguyên phát (78-88%)Thứ phát
Tăng huyết áp (Hypertensive angiopathy) (fibrohyalinosis)
Bệnh mạch máu dạng bột (Amyloid angiopathy)
Thuốc kháng đông
Dị dạng mạch máu (AVM)
Phình mạch (Aneurysm)
Cavernoma
U (Neoplasm)
Bệnh đông máu (Coagulopathy)
Bệnh gan do rượu
Hemophilia
Xuất huyết trên nền nhồi máu
Toxic-cocaine

Cơ chế bệnh sinh:

Hiện nay thế giới ghi nhận 2 thuyết chính để giải thích cho cơ chế gây vỡ mạch máu não

Thuyết vỡ các túi phồng vi thể của Charcot và bouchard (1868)

Do tình trạng tăng huyết áp kéo dài làm tổn thương chủ yếu các động mạch nhỏ có đường kinh dưới 250micron. Tại các ĐM này có sự thoái biến hyalin, fibrin làm giảm tính đàn hồi của thành mạch. Khi có sự gia tăng huyết áp, các động mạch này (nhất là động mạch trung tâm tưới máu cho vùng bèo vân, đồi thị, nhân đậu, bao trong…) có những nơi phình ra tạo thành các vi phình mạch có kích thước 0.5 – 2mm gọi là các phình mạch Charcot và Bouchard.

Những túi phồng này to dần lên và khi áp lực dòng máu tăng đột ngột làm nó vỡ ra gây chảy máu.

Cơ chế này hay xảy ra ở các ĐM trung tâm có nhánh tận không nối thông với nhau, thường phải chịu áp lực cao.

Thuyết xuyên mạch của Rouchoux

Giải thích cơ chế chảy máu ở những vùng trước đó đã bị nhồi máu não. Mạch máu vùng nhồi máu bị thoái hóa và hoạt tử do không được nuôi dưỡng. Khi tuần hoàn được tái lập, máu chảy vào các mạch máu đã bị tổn thương gây ra ổ chảy máu trong lòng ổ nhồi máu.

Cho đến nay hai thuyết trên vẫn tồn tại và được bổ sung để giải thích cho cơ chế bệnh sinh trong xuất huyết não.

PGS.TS. Cao Phi Phong chia sẻ các kiến thức về phát hiện – chẩn đoán – điều trị – tiên lượng xuất huyết não