0905 960 197

Nội soi phế quản là gì? Cách thực hiện ra sao?

Ngày đăng 07-09-2021

1. Thế nào là nội soi phế quản?

Nội soi phế quản (nội soi phế quản bằng ống mềm) là một thủ thuật giúp bác sĩ quan sát đường hô hấp bằng một ống soi mềm (soi phế quản) để chẩn đoán các bệnh lý về phổi. Thủ thuật cho phép bác sĩ lấy các mẫu mô, tế bào hoặc dịch của phổi. Thủ thuật này cũng có thể được sử dụng trong điều trị một số bệnh về phổi.

Nội soi phế quản bằng ống mềm càng ngày càng được sử dụng rộng rãi giúp tránh làm tổn thương đường hô hấp, dễ dàng đánh giá được tình trạng niêm mạc do được trang bị camera có chất lượng cao, màu sắc chân thực, đồng thời hạn chế gây khó chịu cho người bệnh bởi tiến hành trong thời gian ngắn (chỉ 5 – 10 phút). Nội soi phế quản được phân loại thành:

a. Nội soi phế quản ống cứng:

Thường được chỉ định thực hiện để lấy các dị vật trong đường hô hấp. Phương pháp này cũng cho phép bảo vệ đường dẫn khí, kiểm soát dị vật nên thích hợp cho việc phục hồi đường thở khi hít phải dị vật. Kỹ thuật nội soi ống cứng cho phép thực hiện đốt điện giúp kiểm soát chảy máu nhờ lòng ống rộng trong trường hợp mất máu nhiều do xuất huyết đường thở.

b. Nội soi phế quản ống mềm:

Bác sĩ dễ dàng điều khiển các kênh vào từng tiểu thuỳ phổi nhờ ống mềm dài, nhỏ, mềm hơn ống cứng. Việc tiếp nhận và truyền tải hình ảnh tốt hơn nhờ hệ thống camera, màn hình, đèn, dây cáp,… Thời gian tiến hành nội soi ống mềm chỉ mất 5 – 10 phút nên gây ít khó chịu cho người bệnh, được thực hiện một cách dễ dàng và an toàn, vì thế phương pháp này được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh lý đường hô hấp.

noi soi phe quan

2.Nội soi phế quản được thực hiện ra sao?

Ống soi phế quản là một ống mềm có gắn camera ở đầu. Ống soi được đưa vào đường hô hấp qua miệng hoặc mũi để đi vào khí quản sau đó ống được đưa vào phổi của bệnh nhân.

Khi đưa ống soi qua đường mũi sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ đường hô hấp trên. Nếu đưa ống soi qua đường miệng, bác sĩ có thể sử dụng ống soi to hơn.

Hầu hết bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong khi thực hiện thủ thuật:

  • Răng giả, hàm giả phải được tháo ra
  • Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch giúp thư giãn. Đôi khi bệnh nhân cũng sẽ được gây mê và ngủ trong quá trình soi
  • Bệnh nhân sẽ được đặt vào tư thế thích hợp. Đầu giường sẽ được nâng cao giúp bệnh nhân có tư thế ngồi. Đầu của bệnh nhân sẽ được đặt ngửa ra sau như đang ngước nhìn trần nhà.
  • Bác sĩ sẽ xịt thuốc tê vào miệng và cổ họng của bệnh nhân giúp giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn có thể xảy ra khi ống soi được đưa vào. Nếu nội soi phế quản được thực hiện qua đường mũi, một miếng thạch gây tê sẽ được đặt vào một lỗ mũi. Thuốc có vị khó chịu và bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm thấy cổ họng bị tê.
  • Bệnh nhân sẽ bị ho khi ống soi phế quản bắt đầu được đưa vào. Khi thuốc tê bắt đầu có tác dụng bệnh nhân sẽ hết ho. Bệnh nhân sẽ không còn cảm giác ở vùng nội soi khi thuốc tê đã được phun đủ.

Thủ thuật sẽ được bắt đầu khi bệnh nhân bị tê hoàn toàn, ống soi sẽ được đưa vào phổi:

  • Thông thường trong quá trình thực hiện thủ thuật và một thời gian ngắn sau đó, bệnh nhân cần phải được cung cấp oxy qua một ống được luồn vào mũi hoặc bằng mặt nạ dưỡng khí. Máy theo dõi nhịp tim cũng có thể được sử dụng trong khi thực hiện thủ thuật.
  • Bác sĩ có thể bơm nước muối qua ống soi để rửa phổi và lấy mẫu tế bào phổi, dịch phổi và những chất khác trong các phế nang (air sacs). Phần này của thủ thuật được gọi là rửa.
  • Đôi khi bác sĩ có thể đưa những bàn chải nhỏ, kim nhỏ hoặc kẹp qua ống soi phế quản để lấy ra những mẫu mô rất nhỏ (sinh thiết) từ phổi của bệnh nhân.
  • Bác sĩ cũng có thể đặt một ống stent vào đường dẫn khí.

3. Cần thực hiện nội soi phế quản khi nào?

Khi nghi ngờ gặp phải các vấn đề về hô hấp, đường dẫn khí, phổi,….bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi phế quản.

Với một số trường hợp, nội soi phế quản được sử dụng trong điều trị, ứng phó với một số bệnh, có thể dùng để lấy dị vật đường thở. Thực hiện nội soi phế quản nhằm mục đích:

  • Chẩn đoán sớm các bệnh về đường hô hấp, bệnh về phổi (viêm phổi, viêm phế quản cấp, mạn tính, các khối u trong đường thở,…).
  • Chẩn đoán và xác định mức độ của ung thư phổiung thư phế quản.
  • Gắp các dị vật có trong đường hô hấp (trường hợp bị sặc).
  • Xác định và tìm ra nguyên nhân của các chứng chảy máu đường thở, ho mãn tính, khó thở,…
  • Lấy các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm: mẫu đờm, mẫu mô đường thở.
  • Hỗ trợ điều trị chứng hẹp đường hô hấp, điều trị các khối u có trong đường hô hấp.
  • Điều trị ung thư đường hô hấp bằng phương pháp xạ trị bên trong.

4. Những lưu ý sau khi thực hiện nội soi phế quản

Thuốc an thần sẽ còn tác dụng 1 thời gian sau khi nội soi, thường là 2 giờ, bác sĩ sẽ thông báo về kết quả nội soi, bao gồm những gì đã tìm thấy trong đường hô hấp của bạn, đưa ra nhận xét và hướng điều trị tốt nhất.

Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý sau khi thực hiện nội soi phế quản:

  • Sau 2 giờ kể từ khi thực hiện nội soi phế quản, bạn có thể ăn uống. Sau khi nội soi, bạn sẽ còn cảm giác nghẹn do tác dụng của thuốc vẫn còn. Bạn chỉ nên ăn uống sau khi thuốc đã hết tác dụng vì khi đó bạn sẽ không còn cảm thấy nghẹn nữa. Trước khi chuẩn bị ăn, bạn nên uống một ngụm nước.
  • Trong vòng 8 giờ kể từ khi nội soi, bạn không nên lái xe: việc điều khiển xe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng do tác dụng của thuốc an thần.
  • Trong vòng 24 giờ, bạn không nên hút thuốc: Cơ quan hô hấp của bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu tiếp xúc với khói thuốc lá bởi sau khi nội soi, niêm mạc đường thở của bạn đang ở trạng thái kích thích thì sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ quan hô hấp.

Công ty TBYT BOS cun cấp dòng máy MÁY NỘI SOI KHÍ PHẾ QUẢN FUJINON EPX-3500HD – Nhật Bản; Giá thành hợp lý, phân phối trên Toàn Quốc.

Quý BS quan tâm LH: 0905 960 197

Nguồn: Vinmec, FVhospital