0905 960 197

Khi nào cần phải nội soi đại tràng?

Ngày đăng 09-03-2020

Nội soi đại tràng là gì?

noi-soi-dai-trang-1

Nội soi đại tràng là một thủ thuật để chẩn đoán và điều trị. Với dụng cụ là một ống soi mềm đường kính khoảng 1,3cm; dài 1,7m; Bên trong có chứa nguồn sáng và đầu camera của máy quay video; dẫn truyền hình ảnh ra ngoài. Ống soi mềm được đưa từ hậu môn đi qua toàn bộ đại tràng đến manh tràng.
Hiện nay, đây là phương pháp chẩn đoán tiên tiến để khảo sát những thay đổi trong bề mặt niêm mạc đại tràng. Qua đó bác sĩ có thể phát hiện được những tổn thương trong lòng đại tràng. Trường hợp cần thiết có thể lấy mẫu mô nơi tổn thương để sinh thiết giúp xác định có phải tiền ung thư không. 

Hiện nay, các cơ sở y tế đang áp dụng 2 phương pháp nội soi đại tràng; gồm: nội soi không gây mê (soi tươi) và nội soi gây mê (không đau).

Vậy khi nào cần phải nội soi đại tràng?

Người bệnh cần phải thực hiện nội soi đại tràng khi có các triệu chứng gợi ý bệnh lý về đường tiêu hóa như sau:

➤ Đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân; Xuất huyết tiêu hóa dưới.

➤ Bệnh lý viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới. (Với mục đích xác định chẩn đoán độ lan rộng, mức độ viêm, bản chất u, rà soát biến chứng của bệnh như hóa ác.)

➤ Các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa dưới không lý giải được: tiêu chảy kéo dài không lý giải được; đau bụng không rõ nguyên nhân.

➤ Rà soát ung thư giai đoạn sớm các đối tượng nguy cơ cao: đa polyp đại tràng; đại tràng gia đình; theo dõi sau cắt polyp đại tràng hóa ác qua nội soi; sau cắt đoạn ruột điều trị đại tràng; viêm loét trực đại tràng…

➤ Xác định bản chất các tổn thương hẹp đại tràng.

➤ Khi có các bất thường trên X quang khung đại tràng cản quang nhưng chưa xác định được…

➤ Tầm soát ung thư đại tràng ở những người có gia đình bị ung thư đại tràng hoặc trên 50 tuổi.

➤ Sụt cân không rõ nguyên nhân

➤ Theo dõi bệnh viêm loét đại tràng

➤ Chỉ định điều trị can thiệp và theo dõi sau điều trị.

Bệnh trĩ và ung thư trực tràng có gì khác nhau?

noi-soi-dai-trang-va-benh-tri

 Người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng có thể biết mình bị trĩ hay bị ung thư trực tràng; tuy nhiên cũng không hoàn toàn chính xác. Muốn xác định chẩn đoán vẫn cần phải nội soi.

Điểm giống nhau giữa bệnh trĩ và ung thư trực tràng là cùng có dấu hiệu đi cầu ra máu.
Tuy nhiên:
– Đối với bệnh trĩ: đi cầu ra máu đỏ tươi, nhỏ giọt, có thể có kèm búi trĩ sa ra ngoài, thường xuất hiện khi bị táo bón…
– Ung thư trực tràng: đi cầu ra máu có tính chất nhầy máu cá, có cảm giác mót rặn, đi cầu không hết phân…Ngoài ra, còn có trường hợp bệnh nhân ung thư trực tràng đi cầu ra máu đỏ. Do vậy muốn xác định chẩn đoán vẫn cần phải nội soi.

Ngoài ra nếu còn có các triệu chứng khác như sau thì khả năng người bệnh bị ung thư đại tràng cao:  

– Rối loạn bài tiết phân: đi cầu bón hoặc lỏng kéo dài… cảm giác đi cầu không hết phân; thay đổi hình dạng phân (phân không thành khuôn, phân dẹt nhỏ hơn bình thường…)
– Đau bụng: đau quặn hoặc đau lâm râm vùng bụng; chán ăn khó tiêu, cảm giác ăn không ngon miệng; đầy chướng bụng.
– Thiếu máu không rõ nguyên nhân: Nếu người bệnh bị thiếu máu không tìm được nguyên nhân có thể do các khối u gây ra; mất máu qua đường tiêu hóa (loét dạ dày, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng…)
– Giảm cân không rõ nguyên nhân: giảm cân không do chế độ ăn uống hay luyện tập là một dấu hiệu hay gặp trong bệnh ung thư đại trực tràng.
– Mệt mỏi, suy nhược: đây là biểu hiện hay gặp nhưng thường bị bỏ qua. Người bệnh cảm giác không muốn làm việc, cảm thấy kiệt sức, cơ thể suy nhược nhanh chóng.

Độ tuổi nào cần tầm soát ung thư và bao lâu một lần?

Người ta chia làm các nhóm nguy cơ để chỉ định tầm soát ung thư đại tràng:

1. Nhóm nguy cơ trung bình:

Những người trên 40-50 tuổi không có triệu chứng hoặc tiền sử có người bị ung thư không thuộc huyết thống bậc 1 (cha mẹ, anh chị em ruột) nên xét nghiệm máu ẩn trong phân hằng năm, nội soi đại tràng mỗi 10 năm/lần.

2. Nhóm nguy cơ cao:

  • Có một người thân huyết thống bậc 1 bị ung thư đại tràng hoặc từ 2 người thân huyết thống bị ung thư: nội soi đại tràng mỗi 3 năm/lần, bắt đầu thực hiện 10 năm trước tuổi người thân trẻ tuối nhất bị ung thư hoặc từ 40 tuổi trở đi.
  • Tiền sử bản thân bị polyp đại trực tràng: nội soi một năm sau cắt polyp
  • Tiền sử bản thân bị ung thư đại trực tràng: nội soi một năm sau phẫu thuật
  • Tiền sử bản thân bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung: nội soi một năm sau phẫu thuật.

3. Nhóm nguy cơ rất cao:

  • Tiền sử gia đình có người bị đa polyp đại tràng: nội soi đại tràng, xét nghiệm và tư vấn di truyền hàng năm, bắt đầu từ 12-14 tuổi.
  • Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng không đa polyp: nội soi đại tràng, xét nghiệm và tư vấn di truyền bắt đầu thực hiện 10 năm trước tuổi người thân trẻ tuổi nhất bị ung thư, định kỳ mỗi 2 năm/lần (ví dụ: người thân trẻ tuổi nhất mắc bệnh ung thư ở độ tuổi 40, những người trong gia đình nên tầm soát từ 30 tuổi).
  • Người bệnh bị viêm loét đại tràng vô căn nên nội soi mỗi 2 năm, bắt đầu thực hiện 15 năm sau khi chẩn đoán.

Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi đại tràng?

  • Trước khi nội soi đại tràng người bệnh nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều chất xơ và trái cây có nhiều hạt như: ổi, thanh long, dưa hấu…
  • Buổi chiều ngày trước nội soi nên ăn nhẹ: cháo hoặc súp
  • Trước khi làm nội soi bệnh nhân cần phải uống thuốc làm sạch ruột.
  • Có hai cách chuẩn bị nội soi đại tràng trước soi, đó là uống thuốc chia 2 liều/ngày trước soi và ngày làm nội soi và chỉ uống 1 lần.
  • Phương pháp uống 1 lần vào ngày làm nội soi được ưa chuộng hơn vì bệnh nhân không bị mất ngủ, mệt do phải đi cầu nhiều lần trong đêm.
  • Bệnh nhân ở xa đến nội soi đại tràng thì có thể đi về trong ngày nhưng phải nhịn ăn sáng và có mặt trước 9 giờ sáng để kịp uống thuốc.

Những hình ảnh bệnh lý thường thấy khi nội soi đại tràng đó là:

– Polyp đại tràng: là những khối lồi trên bề mặt niêm mạc đại tràng. Đây là một bệnh lý khá phổ biến chiếm khoảng 5% người trưởng thành. Mối liên hệ giữa polyp và ung thư đại tràng ngày càng được chứng minh; và polyp hiện nay được xem là một tổn thương tiền ung thư.

Nội soi đại tràng không chỉ có giá trị lớn trong chẩn đoán polyp mà còn có vai trò trong điều trị cắt bỏ các polyp, góp phần chủ động làm giảm tần suất ung thư đại trực tràng.

– Viêm loét đại trực tràng: được chia làm hai nhóm do nhiễm trùng và không do nhiễm trùng:

+ Nhiễm trùng: Viêm loét đại trực tràng trong bệnh lý amip, lỵ trực trùng, do lao…

+ Không do nhiễm trùng như: Crohn, viêm loét đại tràng xuất huyết, bệnh đại tràng thiếu máu, viêm đại trực tràng do tia xạ…

Những trường hợp vừa nội soi đại tràng vừa điều trị:

  • Những trường hợp búi trĩ đang chảy máu => bác sĩ sẽ tiến hành thắt bằng vòng cao su.
  • Những trường hợp dị vật => bác sĩ sẽ tiến hành lấy dị vật qua nội soi bằng dụng cụ chuyên biệt.
  • Những trường hợp xuất huyết do loét, bác sĩ sẽ tiến hành kẹp clip cầm máu.
  • Những trường hợp polyp đại tràng, bệnh nhân đã có xét nghiệm đông máu => có thể tiến hành cắt qua nội soi.
  • Sau khi nội soi đại tràng bệnh nhân cần lưu ý gì khi ăn uống? Sau khi cắt polyp thì bao lâu bệnh nhân có thể ăn uống lại bình thường?
  • Sau khi nội soi đại tràng hoặc cắt polyp đại tràng bệnh nhân có thể có cảm giác đầy chướng bụng. Khi cảm giác này hết bệnh nhân có thể ăn uống được bình thường. Tuy nhiên nên ăn thức ăn dễ tiêu; uống nhiều nước; không để bị táo bón.

Chế độ dinh dưỡng và thói quen để phòng ngừa ung thư đại trực tràng

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý là biện pháp dễ thực hiện để giảm tỷ lệ ung thư đại tràng, 
  • Nên ăn thực phẩn có chứa nhiều Acid folic như các loại đậu; các loại rau xanh như bắp cải; súp lơ xanh; trái cây như đu đủ; khoai lang…
  • Hạn chế thịt đỏ như thịt bò, heo, thịt thú rừng… hạn chế các loại thực phẩm chế biến để lưu trữ.
  • Hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
  • Duy trì thói quen vận động tập thể dục.
  • Duy trì cân nặng ổn định.
  • Tập thói quen đi vệ sinh một lần một ngày vào một thời điềm nhất định.

Sử dụng máy nội soi đại tràng nào chất lượng?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều máy nội soi đại tràng. Công ty TBYT Bos Việt Nam trân trọng giới thiệu Máy nội soi tiêu hóa Huger 2600. Với các chức năng tăng cường mạch máu giúp nhận biết tổn thương; Chức năng tăng cường độ sắc nét; Chế độ tự động giảm chói giúp hiển thị hình ảnh rõ ràng.

may-noi-soi-tieu-hoa-tbyt-bos-viet-nam

Đặc biệt với bộ xử lý hình ảnh VPE-2600 có khả năng tương thích với nhiều loại ống nội soi:

1. Ống nội soi dạ dày
2. Ống nội soi đại tràng
3. Ống nội soi phế quản
4. Ống nội soi Tai mũi họng ống mềm

Huger được nhiều bác sĩ trong và ngoài nước tin tưởng sử dụng.

Quý bác sĩ có nhu cầu vui lòng liên hệ:

Hotline: 0905.960.197 – 0931.121319

THIẾT BỊ Y TẾ BOS VIỆT NAM

  • Đà Nẵng: 217 Huy Cận, P. Khuê Trung,  Q. Cẩm Lệ
  • Hà Nội: Số 7 Ngõ 30 Lương Định Của, P. Phương Mai, Q. Đống Đa