0905 960 197

Cấu tạo máy nội soi tiêu hóa và cách sử dụng

Ngày đăng 15-11-2019

Năm 1960, máy nội soi ống mềm ra đời đã mở ra một kỷ nguyên mới cho kỹ thuật nội soi. Đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa.Từ khi ra đời, máy nội soi ống mềm đã phát triển rất nhanh. Cùng với sự xuất hiện của nội soi video, các kỹ thuật nội soi khác cũng xuất hiện như: nội soi sử dụng ánh sáng có chọn lọc (NBI), nội soi khuếch đại (imaging), siêu âm nội soi, nội soi can thiệp… đã tạo nên một diện mạo hoàn toàn khác so với khi nội soi mới ra đời.

      Máy nội soi là dụng cụ kỹ thuật cao, có cấu tạo phức tạp, đắt tiền, do vậy đòi hỏi một quy trình sử dụng và bảo quản chặt chẽ. Người làm nội soi phải hiểu rõ cấu tạo máy, biết cách sừ dụng máy nội soi và các dụng cụ kèm theo máy một cách thành thạo, nếu không  sẽ làm hỏng máy, gây tai biến cho bệnh nhân và cho chính người sử dụng máy. Sử dụng, máy nội soi đúng cách sẽ nâng cao tuổi thọ của máy và giảm chi phí cho việc sửa chữa máy.

1. Nguyên lý hoạt động của máy nội soi

Máy nội soi hoạt động dựa trên nguyên lý đưa ánh sáng từ các sợi cáp quang vào cơ thể con người. Các sợi cáp quang này có đường kính chỉ 2 – 3 mm và có khoảng 20.000 – 40.000 sợi thủy tinh nhỏ với đường kính 10mm. Ánh sáng được tập trung trong từng sợi cáp quang và hoạt động dựa vào nguyên lý khúc xạ bên trong. Với cấu tạo này, ánh sáng có thể được dẫn truyền một cách tốt nhất mà không tiêu hao nhiều ngay cả với đường dẫn dài.

hệ thống nội soi tiêu hóa huger
Máy nội soi tiêu hóa Huger 2600

Vật kính truyền hình ảnh được trang bị ở đầu dây dẫn hiện nay đã được gắn thêm CCD (Charge Coupling Device – chip), loại chip này có đến khoảng 33.000 điểm cảm ứng giúp cho hình ảnh truyền về máy chủ giúp hình ảnh trở nên vô cùng sắc nét và chân thật.

Tất cả màu trắng, đen, xanh, đỏ của niêm mạc đường tiêu hoá được ghi nhận và truyền lên màn hình một cách rõ nét và chi tiết là nhờ có bộ phận quay lọc màu gắn ờ nguồn sáng được gọi là màng lọc màu.

2. Cấu tạo của máy nội soi:

Phần chỉnh máy:

  • Nút điều chỉnh lên – xuống và khoá để cố định.
  • Nút điều chỉnh trái – phải và khoá để cố định.
cau-tao-may-noi-soi-tieu-hoa-huger-2600

Phần thân máy (phần máy cho vào bệnh nhân): Bao gồm 3 phần:

  • Phần mềm (Flexible Portion).
  • Phần cong (Bending Section).
  • Đầu máy (Distal End).

Dây dẫn chung

  • Bó sợi cáp quang dẫn ánh sáng.
  • Đường bơm khí và nước.
  • Đường hút.
  • Dây dẫn điện cho hệ thống tiếp xúc tự động dùng trong các thủ thuật.

Phần nối với nguồn sáng

  • Phần trực tiếp nối với nguồn sáng.
  • Đường dẫn khí.
  • Phần tiếp xúc điện.

Cấu tạo bên ngoài của máy soi :

  • Phần nối với máy hút.
  • Phần nối với nguồn điện.
  • Phần nối với bình nước.

3. Cách sử dụng máy nội soi

3.1 Cầm máy:

Điều chỉnh tư thế của bệnh nhân sao cho đường đi của máy nội soi thẳng từ miệng tới da dày. Tay trái bác sĩ cầm máy, ngón tay trỏ điều khiển bơm hơi nước, van hút,… Ngón cái điều chỉnh lên xuống. Tay phải giữ nhiêm vụ điều chỉnh các thiết bị bên ngoài phục vụ cho quá trìn nội soi.

cau-tao-may-noi-soi-tieu-hoa-huger-2600

Lưu ý: để phần tiếp xúc giữa phần cứng và phần mềm của máy luôn thẳng, tránh bị uốn cong vì có thể gây ra các tình trạng hư hỏng hoặc hình ảnh truyền về máy chủ không rõ nét.

3.2 Đưa máy vào người bệnh nhân:

cần bôi trơn phần đầu máy để đưa vào cơ thể dễ dàng hơn. Phải nhẹ nhàng tránh làm cho bệnh nhân khó chịu hay giật mình gây cảm giác hoang mang.

cau-tao-may-noi-soi-tieu-hoa

3.3 Quan sát: 

Vừa đưa máy vừa quan sát những hình ảnh được truyền ra ngoài. Lưu ý phải luôn bơm hơi đủ cho quá trình này vì nếu cứ đẩy máy đi mà không nhìn thấy sẽ gây ra một số tổn thương cho bệnh nhân. Lưu ý: không bơm quá nhiều hơi trong người bệnh nhân vì sẽ làm bệnh nhân thấy khó chịu. Nếu có thể hãy hút bớt hơi trong người bệnh nhân ra.

3.4 Điều chỉnh ánh sáng: 

Điều chỉnh ánh sáng sao cho vừa đủ để quan sát.

Vệ sinh chất bẩn: công việc này giúp cho quá trình quan sát trở nên dễ dàng hơn. Nếu cần thiết, sử dụng nươc để rửa chất bẩn ngay tại nơi quan sát.

3.5 Sinh thiết:

Trước khi sinh thiết cần kiểm tra thật kỹ càng kìm sinh thiết theo đúng quy định. Kìm sinh thiết phải luôn đóng khi đưa vào cơ thể cũng như khi đưa ra ngoài. Cần di chuyển một cách nhẹ nhàng, từ từ từng đoạn một để tránh gây hư hỏng cho kìm. Quan sát đầu kìm sinh thiết kĩ càng khi đưa vào dạ dày, nếu không cẩn thận có thể gây tổn thương cho niêm mạc (rách, thủng,…). Dùng kìm cắt niêm mạc sau đó cẩn thận đưa kìm sinh thiết ra ngoài. Nhớ kìm sinh thiết phải luôn đóng để tránh rơi mẫu sinh thiết, tránh gây tổn thương cho bệnh nhân, tránh hư hỏng cho kìm sinh thiết,…

3.6Rút máy soi:

 trước khi rút máy soi ra ngoài, cần tháo các bộ phận như kìm sinh thiết, kim tiêm cầm máu. Sau đó hút hết hơi trong dạ dày của bệnh nhân ra, để khóa điều khiển ở vị trí “F” rồi từ từ, nhẹ nhàng đưa máy soi ra ngoài cơ thể, vừa rút vừa quan sát thật cẩn thận. Ở khâu này, nếu không cẩn thận để đầu máy bị cong, có thể sẽ làm tổn thương cho bệnh nhân và kẹt máy vì bị gấp tại thực quản,…

Hiện nay, Công ty TBYT Bos Việt Nam chuyên cung cấp các thiết bị y tế chất lượng và chính hãng. Trong đó có Máy nội soi tiêu hóa Huger, Máy nội soi tiêu hóa Fujinon…

cau-tao-may-noi-soi-tieu-hoa

Ngoài ra công ty chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ sửa chữa các dây nội soi, chế độ bảo hành cực kỳ tốt.

Quý bác sĩ có nhu cầu muốn biết thêm về sản phẩm vui lòng liên hệ:

Hotline: 0905.960.197 – 0931.121319

THIẾT BỊ Y TẾ BOS VIỆT NAM

  • Đà Nẵng: 217 Huy Cận, P. Khuê Trung,  Q. Cẩm Lệ
  • Hà Nội: Số 7 Ngõ 30 Lương Định Của, P. Phương Mai, Q. Đống Đa