0905 960 197

Cắt Polyp dạ dày và những điều cần biết

Ngày đăng 29-06-2020

Cắt Polyp dạ dày và những điều cần biết

Polyp dạ dày là hiện tượng thường gặp ở nhiều người đặc biệt là những người cao tuổi. Đa số polyp dạ dày là lành tính, một số là ác tính. Vậy có nên cắt polyp dạ dày, việc cắt có nguy hiểm không? Sau khi cắt sẽ chăm sóc như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Polyp dạ dày là gì?

Khái niệm: Polyp dạ dày là sự tăng sinh của khối u được hình thành từ bên trong lớp niêm mạc dạ dày. Polyp dạ dày không phải là ung thư nhưng một số polyp có thể chuyển thành ung thư dạ dày trong điều kiện phức tạp.

Phân loại:

Polyp dạ dày thường được phát hiện tình cờ ngẫu nhiên khi bác sỹ làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng dạ dày. Khi được phát hiện thì việc phân loại rất quan trọng giúp bác sỹ lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp.

Theo Hiệp hội tiêu hóa Anh, các loại polyp dạ dày thường gặp bao gồm:

1. Polyp tuyến đáy vị:

Còn gọi là u nang tuyến Elster. Đây là loại polyp thường lành tính, xuất hiện trong 2 trường hợp khác nhau: như polyp lẻ tẻ và polyp liên quan đến hội chứng, đa polyp tuyến gia đình (FAP-Familial Adenomatous Polyposis).

2. Polyp tăng sản (hyperplastic polyp):

Là loại hay gặp nhất trong dạ dày, được hình thành từ rất nhiều tuyến nhỏ lớn dần lên. Polyp tăng sản có liên quan mật thiết đến viêm dạ dày do vi khuẩn H.pylori. Theo nghiên cứu, có đến 80% polyp tăng sản tự biến mất sau khi điều trị tiêu diệt vi khuẩn H. pylori trước khi được loại bỏ bằng nội soi.

3. Polyp u tuyến (adenomatous polyp):

Polyp adenomatous thực sự là tiền thân của ung thư dạ dày. Chúng được phân loại theo mô học thành các loại hình ống, dạng khối và dạng ống. Chúng thường đơn độc và có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu trong dạ dày nhưng thường được tìm thấy trong hang vị. Chúng thường phát sinh trên nền tảng của các bệnh viêm dạ dày.

2. Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra:

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra polyp dạ dày, tuy nhiên theo nghiên cứu thì một số yếu tố nguy cơ có liên quan mật thiết tới việc tăng khả năng mắc bệnh:

2.1 Tuổi tác:

Các nghiên cứu cho thấy những người cao tuổi có khả năng xuất hiện polyp dạ dày cao hơn những người trẻ tuổi. Độ tuổi trung bình phát hiện thấy là trên 50 tuổi.

2.2 Nhiễm trùng bên trong dạ dày do vi khuẩn H.pylori:

Theo các chuyên gia, vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là yếu tố nguy hiểm nhất gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, đồng thời làm tăng khả năng hình thành và phát triển của polyp dạ dày.

2.3 Sử dụng lâu dài các thuốc ức chế bơm proton:

 Proton dùng để giảm axit dạ dày (PPI) như omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole.

Từ năm 1993, các nhà khoa học đã có báo cáo về sự ảnh hưởng của các loại thuốc ức chế bơm proton đến sự tạo thành polyp dạ dày. Theo một nghiên cứu, polyp dạ dày được tìm thấy ở 23% bệnh nhân sử dụng PPI so với với 12% bệnh nhân không dùng PPI.

Về mặt mô học, trong niêm mạc cơ thể, việc sử dụng PPI lâu dàu có thể gây ra tăng sản tế bào giống như tế bào ECL hoặc các tế bào lồi cầu trong niêm mạc dạ dày.

2.4 Viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày do sử dụng NSAID:

polyp-da-day-co-nguy-hiem-khong

Viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng NSAID (gồm có các thuốc như aspirin, paracetamol, phenacetin…). Sử dụng các thuốc này có thể dẫn tới tăng nguy cơ mắc polyp dạ dày. Do vậy để hạn chế nguy cơ này chúng ta cần sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều theo sự chỉ định của bác sỹ.

3. Cắt polyp dạ dày là gì?

Cắt polyp dạ dày là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các mô bất thường trong dạ dày. Nếu có bất cứ polyp dạ dày nào được phát hiện trong quá trình nội soi, một cuộc phẫu thuật cắt bỏ sẽ được chỉ định. Sau đó, các mẫu mô sẽ được sinh thiết để xác định ung thư, tiền ung thư hay lành tính.

phau-thuat-cat-polyp-da-day

Thông thường, nếu các khối u nhỏ mà không phải là u tuyến thì không cần phẫu thuật cắt bỏ. Nhưng các polyp dạ dày lớn hơn 0,5cm thì nên được cắt bỏ để hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như phát triển thành ung thư.

Cắt polyp dạ dày thường được thực hiện cùng lúc với nội soi, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn về quy trình các thủ thuật trước đó. Cuộc phẫu thuật sẽ mất khoảng 20 phút, tuy nhiên trong một số trường hợp cần nhiều thời gian hơn để cắt bỏ nên thời gian có thể vào khoảng 40 phút đến 1 tiếng. Hầu hết các bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc an thần để cảm thấy buồn ngủ và thư giãn hơn.

Nội soi là phương pháp hay được áp dụng phổ biến cắt polyp dạ dày hiện nay; đây là phương pháp an toàn, hiệu quả cao, ít gây đau đớn cho người bệnh.

Cách tiến hành nội soi cắt polyp dạ dày như sau:

Bác sỹ sẽ đưa ống nội soi có chưa dây thòng lọng qua miệng đến dạ dày, tại đây polyp sẽ được đốt bằng điện; còn dây thòng lọng giúp cắt chân của polyp. Sau đó polyp sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và đem đi xét nghiệm bằng kính hiển vị để xác định xem có chứa tế bào ác tính của ung thư không.

4. Có nên cắt polyp dạ dày không?

Một số loại polyp có thể tự biến mất nên không cần cắt hay phẫu thuật. Tuy nhiên, có một số loại lại có thể làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư dạ dày trong tương lai gần. Tùy thuộc vào loại polyp dạ dày đang hiện diện cũng như kích thước, số lượng và triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ quyết định việc tiếp tục theo dõi hay cắt. Cụ thể là nếu polyp ít có đặc điểm có thể trở thành ung thư; người bệnh không cần điều trị. Ngược lại, nếu có một polyp loạn sản; người bệnh phải loại bỏ nó càng sớm càng tốt trước khi chuyển dạng thực sự hay xâm lấn mô lân cận.

Một số loại khác cần được loại bỏ nếu kích thước lớn hoặc khi bạn có các biểu hiện khác lạ (Đau bụng dữ dội,; khó tiêu; nôn sau bữa ăn hoặc nôn ra máu; phân có máu) hoặc khi xét nghiệm (nội soi; sinh thiết) tìm thấy các tế bào bất thường (tiền ung thư).

Polyp có kích thước lớn và các tế bào bất thường được tìm thấy trong dạ dày có thể làm tăng nguy cơ gây ra ung thư dạ dày. Do vậy bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để bác sỹ có thể quyết định có nên cắt polyp dạ dày không.

Cắt polyp ống tiêu hóa qua nội soi:

Đây là phương pháp điều trị tốt nhất ( xâm lấn tối thiểu, ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, đa phần không cần nằm viện …). Thường là polyp ở trực tràng; đại tràng; ở dạ dày hành tá tràng ít gặp hơn. Cắt polyp ống tiêu hóa còn có ý nghĩa ngăn ngừa biến chứng ung thư hóa của các polyp này

polyp dạ dày

Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể cần dùng kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn H. pylori vì có khả năng vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày. Nếu polyp không thể được loại bỏ và các tế bào bất thường được tìm thấy thì bác sỹ có thể tiến hành cắt một phần dạ dày để hạn chế chúng có thể phát triển thành khối u ác tính.

5. Ưu điểm của cắt Polyp Ống Tiêu Hóa qua Nội Soi

– Cắt polyp hoặc u qua ngã nội soi sẽ tránh được việc phải mổ hở. Đây là một trong những tiến bộ khoa học quan trọng nhất trong lĩnh vực khoa học tiêu hóa vì giúp điều trị nhiều khối u ở dạ dày và đại tràng mà không phải đối phó với những bất tiện của phẫu thuật lớn.

– Trong một trường hợp, bác sĩ chuyên khoa đã cắt bỏ thành công khoảng 30-40 polyps chỉ trong một lần nội soi; và nhiều polyps khác trong những lần nội soi kế tiếp…

– Thủ thuật cắt qua nội soi bao gồm việc đưa một sợi dây đặc biệt qua máy nội soi kết nối với dụng cụ phẫu thuật cắt đốt dạng thòng lọng để cắt và cầm máu trong lòng ruột.

– Polyp một khi phát hiện qua nội soi; sẽ được cắt đốt cầm máu bằng dụng cụ đặc biệt này. Thủ thuật thực hiện trên cơ sở ngoại trú; không đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viện.

– Trong đa số trường hợp, hoạt động bình thường trong ngày hầu như sẽ được tái lập ngay sau khi cắt đốt.

6. Cắt polyp dạ dày có nguy hiểm không?

Khi được chỉ định là cắt polyp dạ dày; nhiều người bệnh vẫn còn băn khoăn; lo lắng thắc mắc về vấn đề cắt polyp dạ dày có nguy hiểm không? Hay những biến chứng có thể gặp phải sau khi cắt polyp dạ dày.

Khi có bất kỳ nguy hiểm hay biến chứng có thể gặp phải; các bác sỹ sẽ thông báo cho bạn để bạn có thể cân nhắc để quyết định chắc chắn là có nên cắt polyp dạ dày hay không.

Với sự phát triển trong kỹ thuật y học hiện đại thì việc cắt polyp dạ dày đã trở nên an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các biến chứng bằng các phương pháp tiên tiến như nội soi.

Tuy nhiên, bạn nên thực hiện cắt polyp dạ dày tại những cơ sở uy tín; có chất lượng được sự quản lý của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn nhất có thể nhé.

7. Những lưu ý trước và trong khi cắt polyp dạ dày

Khoảng 1-2 ngày trước khi phẫu thuật cắt polyp dạ dày, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải ăn uống nhiều chất lỏng và nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi phẫu thuật.

Khi bắt đầu phẫu thuật, bác sĩ gây mê bằng cách cho bạn uống hoặc tiêm thuốc an thần; thông thường bạn vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi dài được kết nối với máy ảnh vào trong dạ dày. Loại phẫu thuật cắt bỏ polyp thường được sử dụng là Snare polypectomy. Đây là một kỹ thuật trong đó bác sĩ vòng một sợi dây mỏng (thòng lọng) để cắt những polyp lớn hơn 1cm. Thòng lọng sử dụng nhiệt nóng hoặc lạnh được sử dụng để đốt các mô polyp còn lại.

Tùy thuộc vào vị trí và các yếu tố khác, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau trước, trong hoặc sau khi làm thủ thuật.

8. Chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt polyp dạ dày

Sau khi cắt, bệnh nhân được bác sỹ cho về để tự chăm sóc và hồi phục lại sức khỏe. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý sau khi cắt polyp dạ dày mà người bệnh cần lưu ý:

  • Do tác dụng của thuốc mê, thuốc tê vẫn còn trong cơ thể, người bệnh lúc này chưa hoàn toàn tỉnh táo nên cần có người nhà đưa về, không nên tự ý lái xe để tránh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh lao động nặng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, rau xanh,.. có thể chia nhỏ nhiều bữa để dễ dàng hấp thu tốt hơn. Bệnh nhân cần tránh ăn phải các loại thức ăn cứng, khó tiêu gây hại cho dạ dày như: đồ ăn cay nóng, mặn…
  • Hạn chế táo bón, uống nhiều nước để giúp quá trình đào thải tốt hơn.
  • Khi có các biểu hiện gì bất thường cần báo ngay cho bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời.

9. Máy nội soi tiêu hóa Huger 2600

Máy nội soi tiêu hóa Huger 2600 với các chức năng:

+ Chức năng tăng cường mạch máu giúp nhận biết tổn thương
+ Chức năng tăng cường độ sắc nét
+ Chế độ tự động giảm chói giúp hiển thị hình ảnh rõ ràng

Đặc biệt với bộ xử lý hình ảnh VPE-2600 có khả năng tương thích với nhiều loại ống nội soi:

may-noi-soi-tieu-hoa-tbyt-bos-viet-nam-polyp-da-day

1. Ống nội soi dạ dày
2. Ống nội soi đại tràng
3. Ống nội soi phế quản
4. Ống nội soi Tai mũi họng ống mềm

Hiện nay, Huger 2600 với hình ảnh chất lượng mang lại hình ảnh đẹp; rõ nét; giúp chẩn đoán chính xác bệnh là sự lựa chọn tốt cho các bác sĩ.

Xem chi tiết sản phẩm: TẠI ĐÂY

10. Dao mổ điện Surtron:

Dao mổ điện Surtron với các model: 120/200/400W phù hợp với từng nhu cầu của các phòng khám. Được sử dụng trong tiểu phẫu, trung phẫu và đại phẫu; dùng để cắt Polyp…

Surtron cho phép cắt thuần đơn cực; pha trộn đông máu; cầm máu hỗn hợp; cầm máu; cầm máu bề mặt và cầm máu sâu.

polyp dạ dày

Surtron cho phép thực hiện phẫu thuật chuyên nghiệp nhờ vào giao diện sử dụng thân thiện; dễ dàng và an toàn. Kết nối của điện cực trung tính được hiển thị liên tục. Điều khiển an toàn chỗ tiếp xúc với cơ thể bệnh nhân bằng điện cực trung tính được chia. Khả năng điều khiển bằng tay cầm các chức năng ra của đơn cực cũng như nguồn ra cho phép phẫu thuật an toàn hơn.

Quý bác sĩ có thể xem chi tiết sản phẩm: TẠI ĐÂY

 

Nguồn: Tổng hợp